Quyết toán thuế TNCN là gì? Hướng dẫn quyết toán thuế đúng Luật

Quyết toán thuế TNCN (thu nhập cá nhân) là gì? Quyết toán thuế đúng Luật như thế nào? Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, startup phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng để giúp bạn nắm bắt được thông tin vận hành của doanh nghiệp từ đó quản lý kinh doanh dễ dàng hơn. 

quyết toán thuế TNCN

Không chỉ có doanh nghiệp mà ngay cả người lao động cũng cần nắm bắt các thông tin về quyết toán thuế TNCN để bảo vệ quyền lợi tài chính của mình khi tham gia lao động. 

Quyết toán thuế TNCN là gì?

Thuế TNCN là gì

Thuế TNCN là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập phải trích ra từ tiền lương, tiền công để đóng vào Ngân sách Nhà nước. 

Đối với các nhân viên của doanh nghiệp thì đây sẽ là phần luôn xuất hiện tại một mục riêng biệt trên bảng lương. 

Đối tượng chịu thuế TNCN là: Các cá nhân cư trú, không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, mức thuế này không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp với mức lương chỉ đủ để nuôi sống bản thân. Từ đó chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư về mặt thu nhập sẽ được giảm bớt. 

Thu nhập chịu thuế TNCN là gì?

Thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thu nhập chịu thuế TNCN là cơ sở tính thu nhập tính thuế TNCN. 

Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập của cá nhân tại doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ đi những khoản chi phí theo quy định. 

Đối với cá nhân lưu trú thì thu nhập chịu thuế được tính là thu nhập phát sinh cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập là ở đâu. 

Công việc quyết toán thuế TNCN là việc được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp, nơi mà cá nhân đó đang công tác.

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN 

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN.
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế TNCN và sửa đổi bổ sung thông tư 111/2013/TT-BTC.

Mốc thời gian tính thuế TNCN

Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm mà người lao động được nhận phần chi trả thu nhập từ đơn vị. 

  • Ví dụ: Người lao động được trả lương vào tháng 12/2020 được nhận vào tháng 01/2021 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1/2021. 

Phương án tính thuế TNCN

Đối tượng 1: Cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên 

Thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần:

[Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất]

  • Kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi khác nhau
  • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì đơn vị chi trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. 

[Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ ]

Theo đó thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa (Theo Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH là không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng)
  • Phụ cấp điện thoại (Theo Công văn 5274/TCT-TNCN ngày 09/12/2015, Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế)
  • Phụ cấp trang phục đi làm (Theo Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC là không quá 5.000.000 đồng/người/năm).
  • Tiền công tác phí ( Theo Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế).
  • Thu nhập từ phần làm thêm giờ của người lao động
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN

Các khoản giảm trừ bao gồm

+ Giảm trừ gia cảnh 

  • Đối với bản thân là 9.000.000đ/người/tháng 
  • Còn đối với người phụ thuộc là 3.600.000đ/người/tháng

Ngày 28/2/2020, Bộ Tài chính gửi công văn xin ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương, Cộng đồng doanh nghiệp… về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thương vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Từ đó:

  • Nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 9 lên 11 triệu đồng/ tháng 
  • Nâng mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/ tháng. 

Tuy nhiên hiện đề xuất này chưa được thông qua. BHB Nam Việt sẽ sớm nắm bắt thông tin và cập nhật đến Quý khách hàng nhanh nhất. 

Thuế suất

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN

(Bảng thuế suất lũy tiến theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC)

Bậc thuế Phần Thu nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) Cách tính thuế phải nộp (triệu đồng)
1 Đến 5 5 5% x TNTT
2 Trên 5 đến 10 10 10% x TNTT – 0.25
3 Trên 10 đến 18 15 15% x TNTT – 0.75
4 Trên 18 đến 32 20 20% x TNTT – 1.65
5 Trên 32 đến 52 25 25% x TNTT – 3.25
6 Trên 52 đến 80 30 30% x TNTT – 5.85
7 Trên 80 35 35% x TNTT – 9.85

Đối tượng 2: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Với những trường hợp này, tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000đ trở lên như sau: bị tính 10% tổng thu nhập trả/lần 

Người cam kết số 02/CK-TNCN bắt buộc phải có MST (mã số thuế) tại thời điểm làm cam kết. 

Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp nếu phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

 [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%]

Đối tượng 3: Cá nhân không cư trú 

Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không lưu trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

[ Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế 20%]

Thời hạn quyết toán thuế TNCN

Theo khoản 2, Điều 32 của Luật Quản lý thuế, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch, hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán năm. 

Nếu ngày cuối cùng giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Xem thêm: Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân và doanh nghiệp 

Trên đây là những thông tin mà BHB Nam Việt muốn chia sẻ về quyết toán thuế TNCN. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho khách hàng. Nếu có thắc mắc hay quan tâm đến dịch vụ quyết toán thuế nói riêng và dịch vụ kế toán thuế nói chung của BHB Nam Việt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, chính xác và đúng luật nhất. 

chữ ký số

Chữ ký số (token) là gì? Tác dụng của chữ ký số

doanh thu là gì

Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu?

dịch vụ quyết toán thuế

Dịch vụ quyết toán thuế nhanh trọn gói tại Hà Nội 

namvietbhb

CÔNG TY TNHH BHB NAM VIỆT - CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÔNG BỐ THỰC PHẨM - CÔNG BỐ MỸ PHẨM CHUYÊN NGHIỆP

Về nam việt bhb
  • Giới thiệu
  • Công bố Mỹ phẩm
  • Công bố thực phẩm
  • Dịch vụ doanh nghiệp
  • Kế toán thuế
Về nam việt bhb

© 2014 - 2024 Công ty TNHH BHB Nam Việt. All rights reserved | DMCA.com Protection Status