Không góp đủ vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào? Tư vấn thủ tục tăng hoặc giảm vốn điều lệ? và các vấn đề khác có liên quan sẽ được BHB Nam Việt giải đáp cụ thể ở bài viết dưới đây. 

không góp đủ vốn điều lệ xử lý như nào

Không góp đủ vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào?

Theo Khoản 2, Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

Theo Khoản 5. Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP và Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định;
  • Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm quy định;
  • Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định;
  • Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định;
  • Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định 

Thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty khi không góp đủ vốn

Tại thời điểm thành lập công ty, Quý khách có thể đăng ký vốn điều lệ cao hơn số vốn góp thực của các thành viên góp vốn. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định thời hạn góp vốn đối với các loại hình công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký kinh doanh. Nếu hết thời hạn này, công ty vẫn chưa góp đủ vốn thì Công ty của bạn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

Lưu ý không được giảm vốn điều lệ nếu công ty của bạn là công ty TNHH một thành viên.

Trường hợp công ty của bạn là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh thì việc giảm vốn điều lệ được quy định như sau:

Theo Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp quy định:

  • Trường hợp công ty đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của các thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi mà công ty đã đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

+ Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. 

+ Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. 

+ Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi, thời điểm và hình thức tăng giảm vốn. 

+ Họ tên, quốc tịch, số CMND hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh. 

  • Trường hợp đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty, kèm theo thông báo quy định tại Khoản 1 phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của Đại hội cổ đông với công ty cổ phần Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty; văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. 
  • Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. Hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có:

+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao cho Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. 

+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. 

  • Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo thanh toán đủ nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có thêm BCTC của công ty.  
  • Khi nhận thông báo phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 

vốn điều lệ ở công ty cổ phần

Trường hợp công ty của bạn là công ty cổ phần:

  • Giảm vốn điều lệ công ty cần Đại hội đồng cổ đông quyết định 
  • Hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ công ty 

+ Thông báo giảm vốn điều lệ

+ Quyết định giảm vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông 

+ Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông

+ Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

>>> Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ rất khó thực hiện vì thực tế số cố phần mà cổ đông sáng lập không mua hết được chào bán ra, công ty đã bán cổ phiếu ra công chúng thì lại rất khó quản lý cho việc giảm vốn, tính chất cổ đông hết sức đa dạng, chuyển đổi khi mua bán cổ phiếu. 

Chưa góp đủ vốn điều lệ có làm thủ tục tăng vốn điều lệ được hay không?

Tại Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp quy định: Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.

>>> Như vậy Quý khách cần tiến hành đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị vốn thực góp. Còn nếu bạn muốn tăng vốn điều lệ thì chỉ có thể tiến hành khi góp đủ vốn và tiến hành theo quy định tại Điều 87. 

Tư vấn thủ tục giảm vốn điều lệ đối với công ty mới thành lập

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp 
  • Thông tư số 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

Trình tự thực hiện:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh 

Cách thức thực hiện:

Thực hiện trình tự nộp trực tiếp

Thời gian, thẩm quyền và chi phí giải quyết 

  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
  • Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT)

Trên đây là một vài thông tin về vấn đề không góp đủ vốn điều lệ xử lý ra sao và các thông tin có liên quan. Nếu như bạn có nhu cầu cần BHB Nam Việt – chúng tôi thực hiện các thủ tục, hồ sơ trên thì có thể liên hệ trực tiếp đến Văn phòng Công ty BHB Nam Việt để được hỗ trợ.

Ngày đăng: 11/05/2021 - Cập nhật lúc: 01:05 Sáng, 27/12/2021
thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần

thư xin lỗi khách hàng

Mẫu thư xin lỗi khách hàng mới hay nhất năm 2021

thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi tiết và mới nhất.

namvietbhb

CÔNG TY TNHH BHB NAM VIỆT - CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÔNG BỐ THỰC PHẨM - CÔNG BỐ MỸ PHẨM CHUYÊN NGHIỆP

Về nam việt bhb
  • Giới thiệu
  • Công bố Mỹ phẩm
  • Công bố thực phẩm
  • Dịch vụ doanh nghiệp
  • Kế toán thuế
Về nam việt bhb

© 2014 - 2024 Công ty TNHH BHB Nam Việt. All rights reserved | DMCA.com Protection Status