Khấu hao tài sản cố định là gì? Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản cố định là gì? Vì sao phải khấu hao tài sản cố định? Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như thế nào? Bài viết dưới đây BHB Nam Việt sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi trên, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là gì

Để hiểu và nắm chắc định nghĩa của khấu hao tài sản cố định thì chúng ta sẽ phân tích từng vế, trong đó:

  • Khấu hao: Là việc phân bổ, định giá và tính toán có hệ thống của giá trị tài sản cố định bị hao mòn sau một thời gian sử dụng 
  • Tài sản cố định là những sản phẩm sản xuất được đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng có giá trị và thường được doanh nghiệp dùng trong nhiều khâu sản xuất. 

>>> Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán giá trị cố định bị hao mòn sau một thời gian sử dụng của kế toán. 

Vì sao cần khấu hao tài sản cố định?

Khấu hao tài sản cố định nhằm tái tạo lại số vốn sản xuất 

Việc khấu hao tài sản cố định có mục đích tái tạo vốn sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cố định. Phần hao mòn tài sản được quy đổi vào giá trị của sản phẩm và được xem là yếu tố của chi phí sản xuất được thể hiện dưới hình thức là tiền khấu hao tài sản cố định. 

Sản phẩm được tiêu thụ thì tiền khấu hao sẽ được tích lũy thành quỹ khấu hao cố định cho doanh nghiệp. Quỹ này đóng vai trò rất quan trọng vào các hoạt động sản xuất hoặc mở rộng những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tiền quỹ này vào các mục đích vốn kinh doanh của mình.

Việc tính toán khấu hao tài sản cố định cần phải phù hợp với giá trị hao mòn của tài sản và đảm bảo vốn giá trị đầu tư ban đầu được thu hồi đầy đủ. 

Vai trò của khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định có vai trò quan trọng tác động của tài chính và kinh tế của doanh nghiệp cụ thể là:

∗ Kinh tế:

Việc tính toán hao mòn tài sản cố định là yếu tố khách quan cần có bởi với mỗi thời điểm khác nhau thì việc xác định mức độ hao mòn của tài sản vô cùng khó khăn thế nên việc theo dõi và quản lý tài sản cố định khó để tiến hành thường xuyên. 

Thông qua hình thức khấu hao doanh nghiệp sẽ có thể phản ánh được những giá trị thực của tài sản và có thể làm giảm đi các lợi tức ròng của doanh nghiệp. Khi khấu hao tăng thì lãi ròng sẽ giảm. 

∗ Tài chính:

Tiền khấu hao cũng là một phần giá trị sản xuất, nên nó trở thành bộ phận của giá thành sản phẩm. Nếu sản phẩm được thị trường tiêu thụ, số tiền khấu hao còn lại sẽ được lập thành quỹ. Gồm:

  • Khấu hao cơ bản dùng trong hoạt động tái sản xuất tài sản cố định 
  • Khấu hao sửa chữa lớn dùng cho hoạt động thay thế, sửa chữa chi tiết của tài sản cố định để năng cấp và duy trì năng lực sản xuất. 

Thời gian khấu hao tài sản cố định 

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định phải căn cứ vào khung thời gian đã được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC. 

thời gian khấu hao tài sản cố định

Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Dưới đây là 3 cách tính khấu hao tài sản cố định mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng)

Đây là phương pháp tính toán khấu hao tài sản cố định đơn giản nhất. Trong đó định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. 

Công thức tính khấu hao theo đường thẳng là:

Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/ thời gian khấu hao

Trong đó thì mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

2. Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Phương pháp này được tính như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế.

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm. Hoặc được tính theo công thức: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

3. Khấu hao theo số dư giảm dần 

Theo phương pháp tính khấu hào này thì: 

Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khấu hao tài sản cố định. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như các kinh nghiệm hữu ích áp dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 

Nếu Quý khách hàng muốn nhận tư vấn dịch vụ kế toán thuế hãy liên hệ ngay với BHB Nam Việt để được tư vấn cụ thể, nhanh và chi tiết nhất nhé. 

Ngày đăng: 04/05/2021 - Cập nhật lúc: 08:15 Sáng, 04/05/2021
Thuế là gì

Thuế là gì? Đặc điểm và các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 

báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, quý

Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý

lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế ?

namvietbhb
CÔNG TY TNHH BHB NAM VIỆT - CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÔNG BỐ THỰC PHẨM - CÔNG BỐ MỸ PHẨM CHUYÊN NGHIỆP
Về nam việt bhb
  • Giới thiệu
  • Công bố Mỹ phẩm
  • Công bố thực phẩm
  • Dịch vụ doanh nghiệp
  • Kế toán thuế
Về nam việt bhb
© 2014 - 2023 Công ty TNHH BHB Nam Việt. All rights reserved | DMCA.com Protection Status