Vốn pháp định là khoảng vốn mà mỗi doanh nghiệp, công ty khi thành lập đều phải có. Vậy vốn pháp định là gì? Đặc điểm và quy định của vốn pháp định như thế nào? Bài viết dưới đây của BHB Nam Việt sẽ giúp quý khách giải đáp những thắc mắc này.
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, vì thế mà vốn pháp định sẽ khsc nhau theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Chính phủ ra quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước và hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên đặc biệt đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì vốn pháp định sẽ không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư.
Việc quy định mức vốn pháp định như vậy nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dễ gây rủi ro, hạn chế tình trạng nhiều doanh nghiệp không có vốn nhưng vẫn hoạt động.
Đặc điểm của vốn pháp định
- Phạm vi áp dụng: Quy định cho một số ngành nghề nhất định. Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định là khác nhau.
- Đối tượng áp dụng: Chủ thể kinh doanh là những đối tượng chính. Gồm có các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể.
- Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ chức các hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Tránh được các rủi ro
- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi giấy cấp phép thành lập doanh nghiệp.
- Vốn pháp định không giống như vốn góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn pháp định sẽ chỉ nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư,…
Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
STT | Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện | Mức vốn tối thiểu | Căn cứ pháp lý | ||
1 | Kinh doanh bất động sản | 20 tỷ đồng | Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP | ||
2 | Kinh doanh cảng hàng không, sân bay | Nội địa | 100 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | |
Quốc tế | 200 tỷ đồng | ||||
3 |
Kinh doanh vận tải hàng không | Khai thác đến 10 tàu bay
(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) |
700 tỷ đồng | Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | |
Khai thác đến 10 tàu bay
(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) |
300 tỷ đồng | ||||
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay
(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) |
1.000 tỷ đồng | Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | |||
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay
(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) |
600 tỷ đồng | ||||
Khai thác trên 30 tàu bay
(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) |
1.300 tỷ đồng | Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | |||
Khai thác trên 30 tàu bay
(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) |
700 tỷ đồng | ||||
Kinh doanh hàng không chung | 100 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | |||
4 | Kinh doanh dịch vụ hàng không | Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách | 30 tỷ đồng | Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP | |
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa | |||||
Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu | |||||
5 | Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng | 20 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2016/NĐ-CP | ||
6 | Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải | 10 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP | ||
7 | Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng | 20 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 12 Nghị định 70/2016/NĐ-CP | ||
8 | Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật | 05 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 20 Nghị định 70/2016/NĐ-CP | ||
9 | Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải | 02 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2016/NĐ-CP | ||
10 | Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
|
30 tỷ đồng | Điều 1 Nghị định 57/2016/NĐ-CP | ||
11 | Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ | 05 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP | ||
12 | Kinh doanh hoạt động mua bán nợ | 100 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP | ||
13 | Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ | 500 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP | ||
14 | Kinh doanh dịch vụ kiểm toán | 06 tỷ đồng | Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP | ||
15 | Kinh doanh chứng khoán
(Áp dụng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam) |
Môi giới chứng khoán | 25 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP | |
Tự doanh chứng khoán | 100 tỷ đồng | ||||
Bảo lãnh phát hành chứng khoán | 165 tỷ đồng | ||||
Tư vấn đầu tư chứng khoán | 10 tỷ đồng | ||||
Kinh doanh chứng khoán
(Áp dụng đối với công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam) |
25 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP | |||
Ngân hàng thanh toán | 10.000 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 16 Nghị định 86/2016/NĐ-CP | |||
16 | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng
200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài |
Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh | 350 tỷ đồng
250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài |
Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |||
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh | 400 tỷ đồng
300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài |
Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |||
17 | Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ | Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe | 600 tỷ đồng | Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí | 800 tỷ đồng | Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |||
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí | 1.000 tỷ đồng | Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |||
18 | Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng | Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | ||
19 | Kinh doanh tái bảo hiểm | Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 400 tỷ đồng | Điểm a Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 700 tỷ đồng | Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |||
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe | 1.100 tỷ đồng | Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |||
20 | Kinh doanh môi giới bảo hiểm | Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm | 04 tỷ đồng | Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP | |
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm | 08 tỷ đồng | Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
Ý nghĩa của vốn pháp định
Pháp luật quy định vốn pháp định cho mỗi công ty, doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực đó. Hầu hết những ngành mà chính phủ quy định vốn pháp định đều là ngành nghề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.
Việc quy định vốn pháp định còn là một biện pháp chặt chẽ để các doanh nghiệp chứng minh rằng mình đủ tiềm lực kinh tế để kinh doanh, để bảo đảm an toàn và quyền lợi chính đáng cho khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp.
Nắm rõ mức vốn pháp định, Chính phủ dễ dàng quản lý và giám sát nếu doanh nghiệp có số vốn chủ sở hữu dưới mức vốn pháp định. Các người tiêu dùng, đối tác nên cân nhắc khi thực hiện các giao dịch với các doanh nghiệp này để đảm bảo tài sản và nguồn tiền của mình.
Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề cụ thể. Mức vốn pháp định được quy định cụ thể, cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.
Trên đây là những thông tin về vốn pháp định. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ kế toán thuế hãy liên hệ ngay với BHB Nam Việt để được hỗ trợ và giải đáp.