Làm thế nào để đặt tên công ty hay, ý nghĩa và gây ấn tượng đối với khách hàng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi mở một doanh nghiệp mới.
Tầm quan trọng của tên công ty
Tên công ty là cái tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn tạo ra sự khác biệt, gây ấn tượng cho khách hàng, thể hiện được loại hình kinh doanh hoặc tầm nhìn của doanh nghiệp. Đây là điều mà doanh nghiệp muốn truyền tải, tạo nên thành công của công ty.
Tên doanh nghiệp còn góp phần định hình thương hiệu và quảng cáo, giúp khách hàng phân biệt và nhận diện sản phẩm dịch vụ với các công ty đối thủ.
Đặt tên công ty đóng vai trò quan trọng để khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường. Đảm bảo tính độc quyền bề tên sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nâng tầm giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Là nền tảng xây dựng vào tạo sự uy tín cho các đối tác và khách hàng.
Các cách đặt tên công ty hay và ấn tượng nhất
1. Đặt theo họ tên người
Một trong những cách đặt tên công ty đơn giản được nhiều người nghĩ đến nhất chính là đặt tên công ty theo tên cá nhân. Mỗi người đều có một cái tên để gọi vì thế việc sử dụng tên của mình để đặt tên công ty là yếu tố tất yếu và phổ biến. Hoặc có thể ghép tên của vợ chồng, .. để đặt cùng.
Ví dụ như:
- Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
- Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
Ngoài ra, nếu bạn ngưỡng mộ những ai thì có thể lấy tên của người đó đặt cho tên công ty của mình.
2. Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số
Đây là cách đặt tên cũng được rất nhiều người sử dụng như việc ghép các chữ cái lại với nhau như: FLC, FPT,…
Hoặc sử dụng những con số có ý nghĩa để đặt tên cho công ty.
Ví dụ như:
- Công ty TNHH thương mại dịch vụ 68
- Công ty phần mềm FPT software
3. Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh
Để giúp đối tác và khách hàng dễ dàng nhận biết ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh nhiều người đã lồng ghép ngành nghề kinh doanh vào tên công ty. Cách này đơn giản nhất cũng dễ dàng nhất để không tốn quá nhiều thời gian vào việc nghĩ tên công ty
Ví dụ như:
- Công ty TNHH thủy sản Bình An
- Công ty TNHH đồ gỗ nội thất Phạm Gia
Việc đặt tên dựa vào ngành nghề kinh doanh như thế này sẽ giúp nhiều công ty tránh được sựu trùng lặp về tên khá cao.
4. Đặt tên công ty thể hiện tính triết lý và quyết tâm
Đây là một trong những cách đặt tên công ty rất hay được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế. Với tham vọng thành công, với ý chí quyết tâm nhiều chủ doanh nghiệp muốn truyền tải nội dung đó vào trong tên công ty, ví dụ như:
- Thể hiện tham vọng: Tiền Phong, số 1,…
- Thể hiện niềm tin: Bình An, Hảo Hảo,…
- Thể hiện sự uy tín: Bảo Tín, …
5. Đặt tên công ty theo biểu tượng
Một bài biểu tượng mang ý nghĩa đẹp đẽ cũng có thể là một gợi ý hay khi đặt tên doanh nghiệp. Một vài biểu tượng được nhiều người sử dụng bông sen- biểu tượng văn hóa của Việt Nam.
- Công ty TNHH bông sen trắng
- Công ty TNHH xây dựng Bông sen vàng.
6. Đặt tên công ty để truyền cảm hứng
Lấy cảm hứng từ các vị Thần – Thánh trong truyền thống
Những vị thần trong truyền thuyết hoặc dân gian không chỉ có khả năng phi thường mà còn có ý nghĩa mang tính lịch sử nhân văn cao, mang ý nghĩa giáo dục, triết lý sâu sắc. Ví dụ như:
- Công ty TNHH Tre Thánh Gióng
- Công ty TNHH thời trang Venus
Lấy cảm hứng từ 1 loài hoa
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, mùi thơm vì thế đây là gợi ý khá hay cho doanh nghiệp làm đẹp. Mặc dù vậy bất cứ ai đam mê hoa thì cũng hoàn toàn có thể lựa chọn.
Ví dụ một vài cái tên như;
- Công ty TNHH giải trí Hoa Anh Đào
- Công ty cổ phần đầu tư Mai Vàng
Lấy cảm hứng từ loài động vật
Với mỗi loại vật có một nét đặc trưng riêng, đặc trưng riêng nhằm thể hiện sức mạnh và ưu thế của mình. Vì thế đặt tên doanh nghiệp có thể sử dụng tên các loại động vật như:
- Công ty cổ phần Sư tử
- Công ty TNHH Kiến vàng.
7. Sử dụng tiếng nước ngoài
Với thời đại mở cửa nền kinh tế như hiện nay thì rất nhiều doanh nhân trẻ đã sử dụng tiếng nước ngoài nhằm thể hiện sự mới mẻ, tránh trùng lặp. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến là tiếng Anh
Ví dụ như:
- Công ty TNHH Thaco Seafood
- Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm
Một vài lưu ý khi đặt tên công ty mà chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn để dễ dàng lựa chọn và tìm kiếm tên phù hợp:
- Không dùng các từ, nội dung bậy bạ, không lành mạnh, ẩn ý những ý nghĩa không đẹp.
- Sai chính tả.
- Lấy tên gắn liền với văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa sang trọng, đẹp đẽ và tích cực.
- Lấy tên ấn tượng, dễ nhớ.
- Tên riêng chỉ nên có 2-4 chữ hoặc phát âm thành 2-4 âm đối với tiếng nước ngoài. Nếu nhiều hơn thì khó nhớ mà ít hơn thì lại cụt.
- Nếu lựa chọn tên theo tiếng nước ngoài thì ưu tiên những từ đọc sao thì sẽ viết như vậy sẽ tăng khả năng tìm kiếm chính xác.
Cách đặt tên công ty đúng
Tên công ty gồm 2 thành tố là: “Loại hình doanh nghiệp” và “Tên riêng” cấu thành theo thứ tự sau: Tên công ty = Loại hình công ty + Tên riêng
Trong đó:
- Loại hình doanh nghiệp có thể được viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” – “Công ty TNHH”, “Công ty cổ phần” – “Công ty CP”, “Công ty hợp danh” – “Công ty HD”, “Doanh nghiệp tư nhân” – “Doanh nghiệp tư nhân” – “DNTN”
- Tên riêng của doanh nghiệp được đặt tên ý muốn, miễn là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty đang có.
Những điều cấm kỵ trong đặt tên công ty
Những điều cấm khi đặt tên công ty được quy định cụ thể tại Điều 39 và Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể:
- Cấm đặt tên trùng nhau gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký
- Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị nghĩa trang nhân dân, tên tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm thành bồ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Một cái tên vô nghĩa, mờ nhạt khiến cho người nghe không thể ghi nhớ.
Tên doanh nghiệp rất quan trọng hơn cả nhãn hiệu vì 1 doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu những tên công ty thì là duy nhất. Vậy đặt tên như thế nào cho hay để dễ ghi nhớ, gây ấn tượng mạnh và nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà BHB Nam Việt muốn đem lại cho quý độc giả về cách đặt tên công ty, doanh nghiệp hay và đúng. Hy vọng bạn đã chọn được cái tên ưng ý vì cái tên tuy nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng khá lớn đến việc tạo dựng thương hiệu.