Không đăng ký kinh doanh thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật? Với nhiều người mới kinh doanh thì thường là chưa thể nắm rõ các thủ tục, các quy định nên chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh. Bài viết dưới đây Nam Việt BHB sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi không đăng ký kinh doanh thì bị phạt bao nhiêu tiền, mời các bạn cùng theo dõi.
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, do thành viên/chủ sở hữu/cổ đông tiến hành tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư của Tỉnh/Thành phố. Đây là thủ tục bắt buộc phải tiến hành để thành lập doanh nghiệp, để đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Những người thành lập cơ sở kinh doanh sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định đến các cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Các giấy tờ cơ bản trong hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
- Tên doanh nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Thông tin của chủ sở hữu công ty, của các thành viên sáng lập, cổ đông thành lập.
- Vốn điều lệ, vốn đầu tư và tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp.
- Thông tin của người đại diện pháp luật.
- Thông tin về các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có).
Tại sao cần phải đăng ký kinh doanh?
Việc đăng ký kinh doanh đem lại rất nhiều quyền lợi cho doanh nghiệp, cụ thể:
- Có sự bảo đảm của nhà nước cũng như có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Có con dấu sử dụng riêng để ký kết và thực hiện giao thương.
- Được hỗ trợ các hình thức vay vốn sau khi hoạt động.
- Được ưu đãi về thuế, miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định.
- Được sử dụng và lưu thông hóa đơn tài chính.
- Khách hàng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn khi giao dịch với công ty.
- Có uy tín và dễ dàng quảng bá hình ảnh tới người tiêu dùng.
- Tạo ra lợi ích cho xã hội khi phát triển kinh doanh.
Những trường hợp nào phải đăng ký kinh doanh?
Theo Luật doanh nghiệp quy định: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật”.
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định: “Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không cần phải đăng ký kinh doanh cũng quy định:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo)
b) Buôn bán vặt, mua bán những vật dụng nhỏ lẻ;
c) Bán quà vặt có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến;
đ) Thực hiện các dịch vụ: bán vé số, chữa khóa, đánh giày, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, vẽ tranh, cắt tóc, chụp ảnh …;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân, tự mình thực hiện hoạt động thương mại. Các tổ chức khi hoạt động thương mại, thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định trên đây thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định pháp luật, nếu không đăng ký kinh doanh bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt khi không thực hiện đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ nếu hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành nghề, địa điểm kinh doanh như đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ nếu hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phạt tiền gấp đôi mức tiền phạt quy định trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh có điều kiện.
Như vậy mức phạt hành chính khi không thực hiện đăng ký kinh doanh từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ. Mức phạt cho việc không đăng ký kinh doanh trên được ban hành, quy định và áp dụng dưới sự giám sát của luật pháp.
Trên đây là những thông tin tư vấn của BHB Nam Việt về câu hỏi không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng các kiến thức để sử dụng trong việc kinh doanh của mình. Nếu quý khách quan tâm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp của BHB Nam Việt hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận sự tư vấn miễn phí và nhanh nhất:
Địa chỉ: 205 Giảng Võ – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0946868498 – 0961889219 – 02462936839
Email: congbosanpham@namvietbhb.com
Website: https://namvietbhb.com