Việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là gì? Khi đã thành lập công ty hoặc đã được nhận giấy phép kinh doanh, sẽ có khá nhiều việc cần phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiếu sót. Bài viết dưới đây BHB Nam Việt sẽ cung cấp bạn về những việc sau khi thành lập công ty mà doanh nghiệp cần phải biết và cần phải làm để tránh dẫn đến những xử phạt không đáng có.
Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu khi thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước quan trọng đối với doanh nghiệp vừa thành lập. Hồ sơ được nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và bao gồm các loại giấy tờ như:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
- Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
Trong đó:
– Về hồ sơ: Tờ khai lệ phí môn bài rất quan trọng nên doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện đầu tiên. Hạn chót nộp tờ khai và tiền tệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Nếu không doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài. Số tiền phạt được quy định theo Thông tư 130/2016/TT-BTC.
MỨC PHẠT | SỐ NGÀY NỘP CHẬM |
Phạt cảnh cáo | 1-5 ngày |
400.000đ-1.000.000đ | 1-10 ngày |
800.000đ – 2.000.000đ | 10- 20 ngày |
1.200.000đ – 3.000.000đ | 20- 30 ngày |
1.600.000đ – 4.000.000đ | 30- 40 ngày |
2.000.000đ – 5.000.000đ | 40- 90 ngày |
Công thức tính mức phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài như sau:
Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp x 0.03% x số ngày chậm nộp |
– Về quy định miễn lệ phí môn bài: Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập.
– Đối với doanh nghiệp thành lập trước 25/02/2020: Thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài và tờ khai là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng khi thành lập công ty
Tài khoản ngân hàng hiện nay rất tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, quy định về thực hiện các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là chuyện mà doanh nghiệp phải làm.
Trong vòng 10 ngày sau khi mở tài khoản doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch tiền tệ.
Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho 1 doanh nghiệp, nhưng một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng.
Mua chữ ký số khi thành lập doanh nghiệp
Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token được xem là công cụ điện tử quan trọng của mỗi doanh nghiệp để có thể thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, thực hiện giao dịch qua ngân hàng, thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế bằng phương thức điện tử …. mà không mất thời gian và công sức đi lại để in, ấn, đóng dấu.
Để mua chữ ký số, doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các đơn vị này sẽ mã hóa thông tin doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ bảo mật trong suốt thời hạn của thiết bị Token chuyển giao cho doanh nghiệp.
Treo bảng hiệu công ty
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, khi thành lập công ty, doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Do vậy, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị xử phạt từ 10-15 triệu đồng theo điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hóa đơn GTGT (hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn nào thì đều phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, doanh nghiệp tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành sau khi nhận được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý
- Hóa đơn điện tử: Sau khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (gồm: Quyết định sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu) được duyệt, hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Theo thông tư 68/2019/TT-BCT, hạn bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử là 01/11/2020.
Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Hoàn thành các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh xử phạt.
Đối với những công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,.. phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời gian quy định 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
Trên đây là 6 vấn đề cơ bản về những việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Hãy thường xuyên theo dõi BHB Nam Việt để được hỗ trợ và tư vấn về thành lập công ty, doanh nghiệp, hồ sơ, giấy tờ thuế doanh nghiệp. Hoặc nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:
Địa chỉ: 205 Giảng Võ – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0946868498 – 0961889219 – 02462936839
Email : congbosanpham@namvietbhb.com
Trang web : https://namvietbhb.com